Chúng ta có thể hiểu thời gian đáp ứng của thiết bị chống sét là tốc độ kích hoạt của thiết bị chống sét khi xuất hiện các xung sét trong thời gian (trong thời gian bao lâu) nhanh như thế nào. Thông số kỹ thuật này do nhà sản xuất công bố, không có gì chứng minh tính chính xác của nó.
1. Thời gian đáp ứng là gì?Chúng ta có thể hiểu thời gian đáp ứng của thiết bị chống sét là tốc độ kích hoạt của thiết bị chống sét khi xuất hiện các xung sét trong thời gian (trong thời gian bao lâu) nhanh như thế nào. Thông số kỹ thuật này do nhà sản xuất công bố, không có gì chứng minh tính chính xác của nó.
2. Thời gian đáp ứng có quan trọng hay không?Theo các nhà sản xuất thiết bị chống sét có uy tín trên thế giới tư vấn “thời gian đáp ứng – response time” là một thuật ngữ không được định nghĩa rõ ràng được tạo ra bởi những nhà sản xuất để đưa ra lợi thế cho họ trên phương diện kinh doanh sản phẩm. Các nhà sản xuất thiết bị chống sét có uy tín trên thế giới thường tránh xa việc dùng thuật ngữ này do nó không liên quan đến khả năng bảo vệ thực tế của thiết bị.
Thực tế là trong một công bố mới nhất do Viện quốc gia về tiêu chuẩn và công nghệ thuộc Bộ Thương Mại (Mỹ) nói như sau trong hướng dẫn người mua thiết bị chống sét: “Thời gian đáp ứng – Thông số này xuất hiện trong một vài thiết bị, còn các thiết bị khác thậm chí không đề cập đến nó. Vì trong thực tế tất cả các thiết bị bảo vệ dùng một công nghệ như nhau cho các thành phần bảo vệ của chúng, và tốc độ đáp ứng của các thiết bị đó vốn đã đạt cho xung sét lan truyền trên đường dây điện, chính vì thế không cần thiết phải nhấn mạnh tốc độ đáp ứng nhanh”. Dưới đây là trích dẫn nguyên văn trong tài liệu Special Publication 960-6 được xuất bản bởi the U.S. Department of Commerce’s National Institute of Standards and Technology: “This specification appears on some packages, others do not even mention it. Since practically all protectors use the same kind of technology for their protective components, and their speed of response is inherently adequate for power-line surges, there is no need to emphasize a fast speed of response”
Các thiết bị chống sét trên thế giới hầu hết tham chiếu các tiêu chuẩn sau:- ANSI/IEEE C62.41.1
- ANSI/IEEE C62.41.2
- ANSI/IEEE C62.45
- ANSI/IEEE C62.62
- IEC 61643-1
- IEC 61643-12
- Underwriters Laboratories UL1449.
Trong các tiêu chuẩn này cũng không có đề cập đến thuật ngữ “Response time - Thời gian đáp ứng”. Vì vậy nó không chỉ là thuật ngữ không có định nghĩa rõ ràng mà còn là thông số không được xác định.
Thêm một lý do khác để thấy rằng việc coi thông số “Response time - Thời gian đáp ứng” là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn thiết bị chống sét là điều không cần thiết.
Trong các tiêu chuẩn về chống sét có trình bày một số dạng xung sét và thời gian tác động của xung sét cơ bản như sau:1. Dạng sóng 8/20µs (xung sét cảm ứng trên đường dây)2. Dạng sóng 10/350µs (xung sét đánh trực tiếp trên đường dây)Như vậy các dạng sóng của xung sét chỉ ở dạng micro-giây trong khi đó thời gian tác động của các linh kiện MOV-Metal Oxide Varistor, TSG-Triggered Spark Gap, … đã ở dạng nano-giây do sự tiên tiến trong công nghệ sản xuất linh kiện (theo công bố của các nhà sản xuất linh kiện).
Chính vì thế một số thông số quan trọng cơ bản mà một thiết bị chống sét cần quan tâm là:1. Điện áp dư (điện áp thông qua) qua thiết bị như thế nào (điện áp dư càng nhỏ càng tốt). Thuật ngữ thường là: let-through voltage, residual voltage, and voltage protection level
2. Khả năng cắt dòng xung sét lớn như thế nào.
3. Khả năng chịu quá áp của thiết bị tại nơi điện áp AC không ổn định ra sao.